Sản xuất TVC, phim doanh nghiệp, phim quảng cáo, video quảng cáo đòi hỏi sự đầu tư về thời gian, tiền bạc đặc biệt việc kết hợp nhuần nhuyễn giữa đơn vị sản xuất và khách hàng sẽ tạo nên sản phẩm có khả năng truyền tải những thông điệp tốt nhất. Bài viết dưới đây, Fly Media xin chia sẻ quy trình sản xuất TVC, phim doanh nghiệp, phim quảng cáo, video quảng cáo để mọi người có thể hiểu rõ hơn quá trình hợp tác, thực hiện để việc sản xuất phim trở nên dễ dàng, dễ kiểm soát và đạt chất lượng như ý muốn. Cùng tìm hiểu nhé!
(ảnh thiết kế có text)
Dưới đây là các bước quy trình sản xuất tối thiểu, không nên cắt bớt vì mỗi khâu đều rất quan trọng:
1. Giai đoạn gặp mặt (tiếp nhận thông tin)
Việc gặp mặt tiếp nhận thông tin được coi là bước đầu tiên trong quy trình sản xuất TVC, phim doanh nghiệp, phim quảng cáo, video quảng cáo.
Gặp mặt là bước đầu để hiểu trọn vẹn mong muốn của khách hàng
Trước hết, khách hàng cần đưa tới cho Agency những thông tin cần thiết để agency hiểu được trọn vẹn và rõ ràng mong muốn, yêu cầu của khách trong phim thực hiện. Yêu cầu nội dung cung cấp cần đầy đủ, rõ ràng và truyền cảm hứng để Agency sáng tạo nhất bao gồm các yếu tố như sau:
- Bối cảnh chiến dịch
- Mục tiêu chiến dịch
- Đối tượng khách hàng mục tiêu
- Thông điệp muốn lan tỏa
Buổi gặp mặt sẽ là bước đệm để Agency thấu hiểu được mong muốn, tâm lý khách hàng từ đó bắt tay vào xây dựng ý tưởng và thực hiện theo đúng hướng nhất.
2. Giai đoạn sáng tạo (Xây dựng ý tưởng)
Sau khi đã có sự hiểu nhau và thống nhất giữa hai bên, Agency sẽ tiến hành xây dựng ý tưởng và phác thảo kịch bản phù hợp với chiến dịch. Đây chính là “khung xương” quan trọng trong quy trình sản xuất TVC, phim doanh nghiệp, phim quảng cáo, video quảng cáo nên giai đoạn này rất quan trọng và mất rất nhiều thời gian, công sức để lên được một ý tưởng lớn hoàn hảo. Dựa vào ý tưởng đó, bộ phận sáng tạo sẽ lên được kịch bản chung để có thể thâu tóm truyền tải được thông điệp chung nhất.
Những ý tưởng lớn sẽ là khung xương để dựng nên kịch bản chất lượng
Đặc biệt hơn, kịch bản được phân tách thành 2 phần để có thể dễ dàng hơn trong việc thực hiện, đó là:
– Kịch bản văn học: Thông điệp được truyền tải đầy đủ, chính xác đến khách hàng mục tiêu bằng ngôn từ chỉn chu, đảm bảo chất lượng cùng độ hay của ngôn từ
– Kịch bản hình ảnh: Sau khi đã hoàn thành kịch bản chung cùng kịch bản văn học, họa sĩ sẽ tiến hành phác họa ý tưởng bằng các hình ảnh bao gồm cả hình ảnh diễn viên, hành động, lời thoại, mang tới cái nhìn chân thực nhất, dễ hình dung ra các cảnh diễn ra như thế nào
Một điều quan trọng trong quá trình xây dựng nội dung kịch bản đó là vấn đề pháp lý là vấn đề quan trọng để tạo ra một bộ phim quảng cáo. FLY MEDIA luôn đặt tâm huyết để hoàn thiện sản phẩm vừa hay, vừa chất vừa đảm bảo về mặt pháp lý, giúp khách hàng hoàn toàn có thể an tâm khi ký hợp đồng hợp tác.
Sau khi Agency đã hoàn thiện kịch bản sẽ gửi cho khách hàng để từ đó khách hàng có nhận xét, đóng góp, sửa đổi phù hợp nhất với mong muốn, mục đích ban đầu. Hai bên sẽ tiến hành trao đổi thống nhất kịch bản cuối cùng, đề xuất diễn viên, địa điểm quay thích hợp.
Sau khi đã thống nhất hoàn toàn, Agency sẽ tiến hành báo giá dựa theo các hạng mục cần thiết để sản xuất ra một thước phim quảng cáo hoàn chỉnh.
3. Giai đoạn tiền kỳ sản xuất (Pre-production)
Công việc sản xuất phim tốn kém nhiều thời gian, công sức và chi phí, nên trước khi bắt tay thực hiện hóa ý tưởng thì cả ekip sản xuất cần có sự thống nhất quy trình sản xuất TVC, phim doanh nghiệp, phim quảng cáo, video quảng cáo, có sự nghiên cứu, chuẩn bị kỹ càng, tìm hiểu các khâu bao gồm:
– Film Director (Đạo diễn phim): Mỗi một đạo diễn sẽ có thế mạnh, kinh nghiệm làm việc riêng cho sản phẩm của mình. Agency sẽ lựa chọn đạo diễn phù hợp nhất để có thể chỉ đạo sản xuất được phim quảng cáo chất lượng như mong muốn
– Shooting Calendar (Lịch quay): Sau khi báo thời gian quay được khách hàng chấp nhận, Agency sẽ tiến hành quay theo đúng lịch trình
– Bối cảnh: Có rất nhiều bối cảnh để lựa chọn và đưa lên màn ảnh như thiên nhiên, phong cảnh, trong nhà…. Tuy nhiên với thời lượng một bộ phim TVC, quảng cáo không quá nhiều thì việc lựa chọn bối cảnh cần chọn lọc và khảo sát kỹ trước khi tiến hành bấm máy.
Trước khi quay cần chuẩn bị kỹ lưỡng các khâu
– Đạo cụ: Những đạo cụ độc đáo luôn góp phần tạo nên hiệu quả hơn cho nhiều đoạn quảng cáo, giúp bối cảnh trở nên đặc sắc và thú vị hơn. Nhiều khi, việc lựa chọn bối cảnh quay không được như ý muốn nên việc dựng phim trường hay thiết kế đạo cụ chính là điều cần thiết để hỗ trợ cảnh quay đạt thành công.
Ví dụ: Khi muốn quay một TVC quảng cáo ngày tết có bối cảnh ba miền Bắc – Trung – Nam nhưng không có điều kiện di chuyển, để tiết kiệm chi phí và thời gian thì ekip có thể quay tại một địa điểm và trang trí cho cảnh vật với những đạo cụ là vật dụng đặc trưng của từng vùng miền, mang tới những nét văn hóa riêng biệt, tạo cảm giác gần gũi cho người xem.
– Trang phục: Trang phục là yếu tố không thể thiếu giúp làm nổi bật tính cách, đặc điểm của nhân vật và mang theo cả dụng ý của nhà sản xuất. Tùy theo từng cảnh quay khác nhau sẽ cần lựa chọn trang phục khác nhau cho phù hợp với bối cảnh.
Trang phục và diễn viên là yếu tố quan trọng tạo nên thành công của sản phẩm
– Casting: Để cho phim quảng cáo đạt được hiệu quả và có sức lan tỏa hơn cần tìm kiếm diễn viên, gương mặt đại diện có tầm ảnh hưởng và phù hợp với sản phẩm – hình ảnh của thương hiệu.
Càng có sự chuẩn bị tốt ở giai đoạn tiền kỳ thì khi bước vào giai đoạn sản xuất, quá trình diễn ra càng thuận lợi, suôn sẻ hơn, đạt đúng mong muốn.
4. Giai đoạn tiến hành sản xuất, quay phim (Production)
Trong quy trình sản xuất TVC, phim doanh nghiệp, phim quảng cáo, video quảng cáo thì đây là giai đoạn huy động lực lượng đông đảo với nhiều bộ phận phụ trách khác nhau:
– Tổ đạo diễn: Bao gồm đạo diễn chính, trợ lý đạo diễn, thư ký trường quay…
Tổ đạo diễn có trách nhiệm chỉ đạo diễn xuất của các nhân vật, kiểm soát chung toàn bộ nội dung, hoạt động, phân cảnh theo đúng kịch bản đã được thống nhất từ trước.
Với sự chỉ đạo của tổ đạo diễn, các nhân vật sẽ thực hiện được đúng theo kịch bản
– Tổ sản xuất: Executive Producer, Producer, Production Manager.
Nhóm tổ chức sản xuất có nhiệm vụ bảo đảm điều phối chung cho quá trình sản xuất, thực hiện mọi công việc để giúp cho việc quay phim được thực hiện trơn tru như: quản lý kinh phí, liên hệ các diễn viên, hậu cần, sắp xếp lịch trình quay,… giúp cả ekip có thể phối hợp với nhau một cách hiệu quả
– Tổ mỹ thuật: Giám đốc mỹ thuật, Thiết kế bối cảnh, Thiết kế đạo cụ, Stylist,Trang điểm và làm tóc …
Toàn bộ yếu tố thẩm mỹ, bối cảnh, trang phục, makeup của diễn viên có thể hiện được đúng với ý đồ đạo diễn hướng tới hay không phụ thuộc vào chất lượng của tổ mỹ thuật. Hình ảnh có đẹp, sống động và phù hợp là yếu tố không nhỏ tạo nên thành công của phim.
– Tổ quay: Chỉ đạo hình ảnh, quay phim, Steadicam, flycam
Đây là bộ phận giữ vai trò kiểm soát khung hình và ánh sáng của phim. Cùng một bối cảnh, diễn viên nhưng với góc máy khác nhau sẽ làm cho những thước phim trở nên ấn tượng, hấp dẫn hơn nhiều.
Tổ quay phim chất lượng sẽ mang tới những thước phim ấn tượng
– Tổ kỹ thuật và ánh sáng
Những khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, cảnh chiều tà hay trắng sáng bên mặt hồ lung linh huyền ảo đều được thực hiện dưới sự hỗ trợ của các thiết bị ánh sáng, đặc biệt khi thời gian và thời tiết không được theo mong muốn thì tổ ánh sáng sẽ tạo nên những ánh sáng giả để đảm bảo tiến độ quay.
Bên cạnh đó, nhiều cảnh quay cần các thiết bị máy móc phụ trợ như: ray đẩy, chống rung, Thiết bị timelapse, Boom 13m,… Tùy từng ngân sách mà ekip có thể lựa chọn thiết bị phù hợp, tất nhiên với máy móc hỗ trợ công nghệ càng cao thì sẽ đem tới những cảnh quay càng chất lượng hơn.
Sản phẩm của giai đoạn này đó chính là các cảnh quay thô theo đúng kịch bản đã đưa ra.
5. Giai đoạn sản xuất hậu kỳ (Post-production)
Trong quy trình sản xuất TVC, phim doanh nghiệp, phim quảng cáo, video quảng cáo, sau khi đã ghi hình xong, bộ phận kỹ thuật sẽ tiến hành phần hậu kỳ như: dựng phim, lồng tiếng (nếu có), ghép âm thanh, kỹ xảo hình ảnh, lời bình,…
– Offline Version (bản dựng thử)
Từ các cảnh quay thô quay riêng rẽ, quá trình dựng phim này sẽ xâu chuỗi các thước phim lại với nhau, tạo được quảng cáo thô ban đầu theo đúng kịch bản.
Giai đoạn xử lý hậu kỳ luôn tốn nhiều thời gian và tâm huyết
– ColorGrade (Chỉnh màu)
Trong quá trình xử lý hậu kỳ việc chỉnh màu cho sản phẩm là điều không thể thiếu, mang lại cho người xem nhiều cảm xúc hơn. Tùy thuộc vào thương hiệu, nhãn hàng và nội dung kịch bản mà có màu sắc đặc trưng tạo nên phong cách riêng của thương hiệu
– 3D/CG/Animation (thêm các hiệu ứng 3D, kỹ xảo, chuyển cảnh)
Tùy theo những yêu cầu của khách hàng đưa ra các Editor sẽ xử lý thêm các hiệu ứng kỹ xảo để nâng tính chuyên nghiệp cũng như thẩm mỹ cho sản phẩm
– VO/Music/SoundEffect (lồng tiếng, nhạc, kỹ xảo âm thanh)
Sau khi đã hoàn thành các khâu hình ảnh, Editor sẽ thực hiện phần việc cuối cùng đó là lồng tiếng, nhạc, ghép kỹ xảo âm thanh để thu hút được khách hàng
– Kiểm duyệt phim trước khi gửi tới khách hàng
Sau khi các Editor hoàn thành sản phẩm, sẽ được hội đồng kiểm duyệt kỹ để có được bản dựng hoàn chỉnh sẵn sàng gửi tới khách hàng.